[TÌM HIỂU] Máy phát điện ôtô và những LỖI thường gặp ở máy

Máy phát điện ô tô là bộ phận có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của ô tô. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh được tình trạng máy phát điện bị lỗi, dẫn tới ô tô không thể hoạt động. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về máy phát điện ô tô, cũng như những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng. Qua đó giúp bạn có hiểu rõ hơn và có cách khắc phục kịp thời nhé.

1. Máy phát điện ô tô là gì?
Giống như nhiều loại máy phát điện thông thường, máy phát điện ô tô là một loại máy tạo ra điện năng để sử dụng cho ô tô. Loại máy này có thể biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Điện năng được tạo thành sẽ được sử dụng cho các hoạt động trong ô tô với nhiều vai trò khác nhau.

1.1 Vai trò máy phát điện
Máy phát điện được đánh giá là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp ô tô. Loại máy này có thể chỉnh lưu, điều chỉnh điện áp để đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của ô tô. Máy phát điện có thể vận hành song song, tạo ra mạng lưới điện có công suất tương đối lớn. Loại máy này đang dần trở thành thiết bị không thể thiếu khi vận hành và sử dụng ô tô. Điện năng thường được sử dụng trong hệ thống đèn xe hoặc hệ thống loa giải trí…

1.2 Chức năng
Như đã giải thích ở trên, máy phát điện có khả năng phát điện và chỉnh lưu.

1.2.1 Phát điện
Máy phát điện sẽ chuyển hóa cơ năng thành điện năng. Trong máy phát điện sẽ có động cơ quay và một đai hình chữ V để tạo ra từ trường, tác động lên rotor và dây quấn tạo ra điện. Điện năng được tạo ra sẽ được sử dụng cho các hoạt động của ô tô.

1.2.2 Chỉnh lưu
Nguồn điện được tạo ra sẽ không được sử dụng ngay lập tức. Thay vào đó, máy phát điện sẽ tiến hành chỉnh lưu từ dòng điện 2 chiều thành điện 1 chiều để phù hợp với yêu cầu sử dụng của ô tô.

1.2.3 Hiệu chỉnh điện áp
Sau khi sinh ra điện áp, máy phát điện sẽ sử dụng tiết chế để chiều chính điện áp. Tiết chế này sẽ đảm bảo dòng điện có hiệu điện thế ổn định và đi đến các thiết bị cần điện năng. Ngay cả khi tốc độ của máy phát điện có sự thay đổi, điện áp sinh ra vẫn đi đến các thiết bị một cách ổn định.

2. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện oto

Để hiểu rõ hơn về máy phát điện ô tô, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại máy này.

2.1 Cấu tạo
2.1.1 Pu ti
Puti hay còn được gọi là trục khuỷu của máy phát. Bộ phận này có tác dụng giúp máy ổn định và hoạt động tốt hơn. Sử dụng pitu sẽ giúp máy rotor của máy phát điện dừng khi máy dừng, tránh làm hỏng rotor.

2.1.2 Vòng bi
Vòng bi là một bộ phận không thể thiếu của máy phát điện, được dùng ở cả phía trước và phía sau của máy phát. Bộ phận này có tác dụng hỗ trợ cánh quạt, tăng tuổi thọ cho máy phát. Hầu hết các dòng máy phát điện hiện nay đều có vòng bi.

2.1.3 Rotor
Rotor hay còn gọi là phần ứng của máy phát điện. Bộ phận này có tác dụng chuyển động vào tạo ra một từ trường quay. Đây là phần chuyển động, thường là chuyển động trượt để tạo ra từ trường.

2.1.4 Nắp che sau
Đây là bộ phận dùng để che ở phía sau của máy phát điện nói chung và máy phát điện ô tô nói riêng. Nắp che sẽ giúp bảo vệ máy và hạn chế sự rò rỉ của nguyên liệu. 

2.1.5 Bộ nắn điện
Bộ nắn điện sẽ có tác dụng nắn dòng điện xoay chiều thành điện 1 chiều. Đây là bộ phận không thể thiếu trong máy phát điện dùng cho ô tô.

2.1.6 Vòng tiếp điện
Đây là bộ phận cho dòng điện chạy qua Rotor và tạo ra từ trường.

2.1.7 Chổi than
Thông thường, chổi than sẽ được làm từ graphit, được phủ một lớp sơn chống mòn và có điện trở nhỏ. Chổi than cũng có tác dụng cho dòng điện chạy qua rotor để tạo từ trường.

2.1.8 Lò xo
Lò xo sẽ được chia thành 2 loại là lò xo chống rung và lò xo giảm chấn. Mỗi loại sẽ có tác dụng tương ứng với tên gọi.

2.1.9 Tiết chế ic
Tiết chế ic là bộ phận giảm kích thích từ rotor khi điện áp vượt giá trị hiệu chỉnh. Tiết chế IC thường có cấu tạo phức tạp và chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy từng loại máy phát điện sẽ sử dụng các loại tiết chế khác nhau.

2.1.10 Cực
Máy phát điện sẽ có các cực khác nhau. Máy phát điện một pha sẽ có một cặp cực, trong khi máy phát điện xoay chiều sẽ có nhiều cực hơn. Số cặp cực sẽ ảnh hưởng tới số của cuộn dây và ảnh hưởng tới tốc độ sản sinh điện áp.

Chẳng hạn như máy phát điện 1 chiều có p cặp cực, sẽ có 2p cuộn dây. Lúc này, khi roto quay với tốc độ n, điện áp được sản sinh sẽ bằng: f = n.p.

2.1.11 Stator
Khá với Rotor, Stator là phần tĩnh, hay còn gọi là bộ phận cảm. Stator có cấu tạo gồm các dây điện được quấn thành hình trụ rỗng và phần này sẽ không thể chuyển động.

2.1.12 Giá đỡ sau
Máy phát điện thường có phần giá đỡ sau để đỡ các bộ phận của máy trong quá trình di chuyển. Giá đỡ này thường được gắn vào phần bánh xe và hệ thống mô tơ.

2.1.13 Giá đỡ trước
Tương tự như giá đỡ sau, máy phát điện cũng có giá đỡ trước có tác dụng đỡ các bộ phận của máy.

2.2 Nguyên lý hoạt động
Hiểu một cách đơn giản, nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô là sử dụng cuộn dây và nam châm, va chạm với nhau để tạo ra dòng điện. Cuộn dây và nam châm sẽ ma sát để tạo ra điện thế. Do đó, cuộn dây càng nhiều vòng và tốc độ di chuyển của nam châm nhanh sẽ tạo ra sức điện động lớn.

Khi ta đưa nam châm lại gần cuộn dây, từ thông sẽ tăng lên và ngược lại. Dòng điện được tạo ra có thể đổi chiều ở dây dẫn. Do đó, máy phát điện trên ô tô sẽ cần bộ phận nắn điện để tạo ra dòng điện 1 chiều.

>>> Nguyên lý máy phát điện sẽ khác nhau đối với từng loại máy, cùng tìm hiểu để có thể sử dụng hiệu quả tốt nhất cho từng loại máy nhé. 

3. Những lỗi thường gặp khi vận hành máy phát điện ô tô
Trong quá trình sử dụng, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp phải các lỗi của máy phát điện. Mỗi loại lỗi sẽ có dấu hiệu và biện pháp khắc phục khác nhau.

3.1 Hỏng chuyển đổi dòng điện
Khi bộ phận chuyển đổi dòng điện của máy phát điện bị hỏng, ô tô của bạn có thể không khởi động được, hoặc phải khởi động nhiều lần. Không thể chuyển đổi dòng điện sẽ dẫn đến việc ắc quy không được sạc điện và xe không có đủ điện áp để khởi động.

3.2 Điểm tiết chế chập chờn
Điểm tiết chế chập chờn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của máy phát điện. Bộ phận tiết chế có tác dụng điều hòa điện áp. Do đó, nếu điểm tiết chế trục trặc có thể khiến thiết bị âm thanh hay hệ thống lạnh bị ảnh hưởng.

3.3 Chổi than tiếp xúc không tốt
Chổi than tiếp xúc không tốt có thể do bị dầu nhớt hoặc gỉ bám vào. Một số trường hợp có thể do chổi than bị vênh. Điều này có thể khiến công suất của máy phát điện bị giảm sút.

3.4 Cuộn kích chạm mát
Cuộn kích chạm mát của máy phát điện ô tô hỏng có thể khiến từ thông bị yếu đi. Theo nguyên lý hoạt động của máy phát điện, khi từ thông bị yếu, điện áp xuất ra cũng yếu theo. Do đó, động cơ của ô tô sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và quá trình khởi động cũng sẽ bị ảnh hưởng.

3.5 Cuộn kích bị đứt
Cuộn kích bị đứt có thể khiến từ thông bị giảm xuống. Từ đó, dòng điện không được tạo ra, hoặc tạo ra nhỏ và không thể thoát ra ngoài. Không có dòng điện có thể ảnh hưởng tới động cơ và không thể khởi động xe.

3.6 Các trường hợp khác
Bên cạnh các trường hợp đã kể trên, bạn cũng có thể gặp phải một số trường hợp như:

- Cuộn stato bị hỏng, làm giảm công suất máy phát.

- Máy phát điện hỏng dẫn tới hỏng bình ắc quy.

- Máy phát điện bị ma sát mạnh, tạo ra những mùi khó chịu khi lái xe.

- Puli bị mài mòn dẫn tới máy phát bị trục trặc và tạo ra những tiếng động lạ. Khi lái xe, bạn có thể cảm nhận những tiếng động này.

>>> Nếu máy phát điện ô tô của bạn có dấu hiện trên thì tham khảo ngay cách sửa máy phát điện ô tô để có thể nhanh chóng khắc phục hoặc biết phải gì tốt nhất nhé.  

 Những lỗi thường gặp khi vận hành máy phát điện ô tô

>>> Trên đây là bài chia sẻ của máy phát điện ô tô cũng như những lỗi hay gặp phải. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách sử dụng máy phát điện ô tô một cách tốt nhất.  

Nếu bạn có nhu cầu mua máy phát điện chạy xăng với giá siêu rẻ thì hãy đến ngay cửa hàng THNVinafarm gần nhất để mang về máy phát chạy xăng chất lượng nhé

Sản phẩm nổi bật

Bình xịt thuốc sâu giá rẻ TPHCM VNBXD 18N màu trắng

Liên hệ

Máy cắt cỏ mini Mitsuyama TL-143R xanh trắng

Liên hệ

Máy phát điện chống ồn Vinafarm VN-7500ATS

Liên hệ

Máy phát điện chạy xăng công suất nhỏ 3kw VNMPD 4500 Vinafarm

Liên hệ

Máy phát điện chạy dầu 5kw VNMPD 8000S Vinafarm

Liên hệ

Máy phát điện mini Yataka KA-3900

Liên hệ

0981454537
Liên hệ cửa hàng
Gọi miễn phí
Chat Facebook
Chat trên Zalo