Bồn dầu máy phát điện có ĐẶC ĐIỂM gì và thiết kế ra sao

Bồn dầu máy phát điện góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo nhiên liệu cho các loại máy phát điện công suất lớn. Có lẽ ít ai biết được phân loại của bồn dầu cũng như cách thiết kế bồn dầu ở các nhà xưởng. Hãy cùng Vinafarm tìm hiểu về bồn dầu qua bài viết dưới đây.

1. Phân loại bồn dầu cho máy phát điện
Bồn dầu nằm trong hệ thống cấp dầu chia làm 2 loại gồm: hệ thống cấp dầu chỉ có 1 bồn dầu, hệ thống cấp dầu có 2 bồn dầu trở lên.

1.1 Hệ thống cấp dầu dùng 1 bồn dầu
Với hệ thống này, ta tiến hành đấu nối đường ống dẫn dầu và bồn chứa, kết nối cẩn thận các hệ thống van và thước đo dầu. Khi hoạt động, động cơ sẽ tự động lấy dầu và cấp nhiên liệu cho máy phát điện. Bạn sẽ không cần phải trang bị thêm hệ thống bơm.

1.2 Hệ thống cấp dầu dùng 2 bồn dầu
Hệ thống này đòi hỏi cần có hệ thống bơm nhằm cung cấp đủ lượng dầu cho máy phát điện. Hệ thống này có thể tuân theo các tiêu chuẩn bồn dầu cho máy phát điện như sau:

Bồn dầu diesel kèm theo của máy. Loại bồn này thường nằm ở khung sắt đỡ máy. Bồn chứa có thể đảm bảo máy chạy ổn định từ 5 đến 12 tiếng.

Bồn dầu máy phát điện dự trữ có kích thước lớn. Chúng được chôn hẳn xuống dưới đất. Loại bồn chứa này đảm bảo máy chạy sẽ liên tục mà không hề bị nóng.

Bồn dầu diesel ngày có thể cung ứng đủ lượng nhiên liệu cho máy phát điện chạy liên tục lên đến 24 tiếng.

Các loại bồn dầu đều được làm bằng kim loại có khả năng kháng hóa chất cực tốt. Sản phẩm bồn dầu được bán kèm theo các loại sản phẩm phụ kiện như ống thăm dầu, van dầu,...

Tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn loại bồn dầu có dung tích cho phù hợp.

>> Cung tìm hiểu thêm về máy phát điện kích từ không chổi than có cấu tạo ra sao và được ứng dụng như thế nào 

2. Cách thiết kế phòng máy phát điện đúng chuẩn
Đối với loại máy phát điện công nghiệp, bên ngoài lớp vỏ đều được thiết kế theo tiêu chuẩn IP66, IP67. Đều này mang ý nghĩa máy phát điện có thể hoạt động trong điều kiện nước và bụi ngoài trời.

Phòng chứa máy phát điện cần có kích thước đủ lớn để có đủ không gian cho việc sửa chữa khi cần. Một số công trình không có đủ diện tích để chứa máy phát điện. Vì lý do gây ra những bất tiện về tiếng ồn khi sử dụng, mất mỹ quan cho khu vực dân cư,...

Khi thiết kế khu vực phòng chứa máy phát và bồn dầu, ta cần tính toán kỹ lưỡng đến những vấn đề trên. Thông thường, máy phát điện được đặt ở tầng hầm, khu vực bãi đỗ xe. Khu vực này cũng có thể nằm bên ngoài các chung cư cao tầng. Vị trí lắp đặt này có thể làm giảm tối thiểu tiếng ồn khi các thiết bị này hoạt động.

Khi xây dựng phòng chứa máy phát điện,  cần tính toán đến vấn đề di chuyển các thuận lợi các thiết bị trước và sau khi lắp đặt. Bạn cũng cần tính toán công suất của máy phát điện, kích thước thùng chứa dầu. Chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn kích thước phòng máy tiêu chuẩn:

Kích thước phòng máy= kích thước của máy cộng thêm 2 mét cách tường. Nếu phòng chứa máy cần thiết đặt thêm thùng chứa dầu nếu có thì ta sẽ tính thêm kích thước như sau:

Kích thước khu vực chứa bồn dầu= kích thước bồn cộng với 1.6m.

Chiều dài của phòng máy = kích thước chiều dài chụp thoát gió + chiều dài của máy phát điện + khoảng cách từ máy cho đến tường khoảng 100 cm. Nếu bạn đặt thêm bồn dầu thì phải tính thêm kích thước để chứa chúng.

3. Thiết kế cửa gió đầu vào và bộ phận thoát gió ở đầu ra
Bình thường, bộ phận cửa gió nằm ở đầu máy phát điện. Kích thước của chúng cũng cần được tính toán cẩn thận khi thiết kế. Tùy thuộc vào công suất của máy mà ta tính toán vị trí cửa phù hợp nhằm đảm bảo lượng gió thông thoáng.

Có những loại máy phát điện cần có hộp tiêu âm để giảm thiểu tiếng ồn phát ra khu vực xung quanh.

Với loại máy phát điện dùng hộp gió nóng, kích thước phòng chứa thay đổi phù hợp với kích thước két nước. Khi ta sử dụng cửa thoát gió nóng, ta phải thiết kế chụp cho phù hợp. Khu vực chứa két nước, ta phải thiết kế có khoảng cách với két nước từ 30 đến 70 cm. Tùy thuộc vào độ ồn mà ta lắp thêm hộp tiêu âm có kích thước phù hợp.

4. Giá đỡ máy và bộ phận giảm chấn
Những dòng máy phát điện công suất lớn cần phải làm bệ đỡ nhằm giảm bớt chấn động  cho máy. Bạn phải thiết kế bệ đỡ máy phát có độ dày từ 20 đến 30 cm. 

Kích thước này sẽ phù hợp cho việc gắn lò xo giảm chấn khi cần. Khi lắp lò xo giảm chấn, bạn cần thiết kế sao cho tải lò xo lớn gấp đôi tải trọng của máy.
Với bài viết sau đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ phân loại bồn dầu máy phát điện. Các bạn cũng hiểu rõ cách thiết kế phòng chứa máy phát điện. Mong rằng các bạn sẽ sớm có cho mình một hệ thống máy phát điện như ý.

Sản phẩm nổi bật

Bình xịt thuốc sâu giá rẻ TPHCM VNBXD 18N màu trắng

Liên hệ

Máy cắt cỏ mini Mitsuyama TL-143R xanh trắng

Liên hệ

Máy phát điện chống ồn Vinafarm VN-7500ATS

Liên hệ

Máy phát điện chạy xăng công suất nhỏ 3kw VNMPD 4500 Vinafarm

Liên hệ

Máy phát điện chạy dầu 5kw VNMPD 8000S Vinafarm

Liên hệ

Máy phát điện mini Yataka KA-3900

Liên hệ

0981454537
Liên hệ cửa hàng
Gọi miễn phí
Chat Facebook
Chat trên Zalo